Kiến trúc cảnh quan là một trong những thuật ngữ chuyên môn trong lĩnh vực xây dựng. Để hiểu rõ hơn về kiến trúc cảnh quan là gì và xu hướng phát triển của kiến trúc cảnh quan, mời bạn đọc theo dõi nội dung bài viết dưới đây.
Kiến trúc cảnh quan là gì?
“Kiến trúc cảnh quan là gì?” là câu hỏi được khá nhiều người quan tâm. Nghe thì có vẻ chuyên sâu, khó hiểu nhưng thực ra, bạn có thể hiểu một cách đơn giản kiến trúc cảnh quan là một lĩnh vực đa ngành nghề. Có sự kết hợp nhiều khía cạnh khác nhau trong cuộc sống.
Ví dụ như: Mỹ thuật, kiến trúc, làm vườn, thực vật học, khoa học đất, tâm lý môi trường sinh thái, kỹ thuật dân dụng,....
Sự ra đời của kiến trúc cảnh quan đã giải quyết tất cả các vấn đề liên quan đến quy hoạch hạ tầng kỹ thuật. Cải tạo môi trường sống, bảo vệ môi trường, tổ chức không gian nghỉ ngơi, giải trí một cách hợp lý.
Hướng đến việc cân bằng hệ sinh thái, tạo ra sự hài hòa, gắn kết giữa thiên nhiên-con người và kiến trúc. Nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành kiến trúc và đưa lĩnh vực này đến sự phát triển bền vững.
Các lĩnh vực hoạt động của kiến trúc cảnh quan
Kiến trúc cảnh quan là lĩnh vực có mối liên hệ mật thiết với môi trường nên phạm vi hoạt động của kiến trúc cảnh quan khá rộng. Gần như nó bao trùm lên tất cả các lĩnh vực liên quan đến hoạt động xây dựng, thiết kế giữa con người và thiên nhiên.
Cụ thể các lĩnh vực hoạt động của kiến trúc cảnh quan là:
+ Thiết kế và tuân thủ nguyên tắc của sự phát triển bền vững
+ Thiết kế và tái tạo nước ngầm, hướng tới cơ sở hạ tầng xanh.
+ Thiết kế hạ tầng công cộng, cảnh quan công viên.
+ Hoạt động thiết kế cảnh quan giáo dục, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ
+ Kiến trúc cảnh quan vườn thực vật, đường xanh, bảo tồn thiên nhiên, vườn thực vật.
+ Kiến trúc khu nhà ở, khu công nghiệp và sự phát triển của lĩnh vực thương mại
+ Thiết kế kiến trúc các khu vui chơi giải trí, các hoạt động thể thao ngoài trời.
+ Tạo điểm nhấn cho đô thị, đường cao tốc, công trình giao thông, hành lang giao thông.
+ Thiết kế hệ sinh thái cho tất cả các công trình xây dựng từ vùng núi đến đồng bằng, từ trung du đến miền biển. Nhằm hạn chế thấp nhất các yếu tố hủy hoại môi trường. Bảo vệ môi trường và thiên nhiên.
Xu hướng phát triển hiện nay
+ Nghiên cứu và tìm cách khắc phục sự biến đổi khí hậu và sáng tạo ra các sáng kiến mới. Tìm ra giải pháp hoàn hảo nhất để bảo vệ thiên nhiên, làm chậm hoặc khắc phục sự biến đổi khí hậu.
+ Phát minh ra cách khắc phục sự tác động của thời tiết xấu, tình trạng hiệu ứng nhà kính,....
+ Phát triển cơ sở hạ tầng mới và xác định tiêu điểm của cảnh quan môi trường.
+ Thiết kế và sáng tác ra các công trình cơ sở hạ tầng mới phù hợp với sự phát triển của xã hội.
+ Tạo ra không gian cảnh quan có giá trị kinh tế, xúc tiến thương mại và mang lại những ý nghĩa cho môi trường xã hội, đặc biệt là đối với những nơi có lượng dân cư đông đúc, nhiều công trình xây dựng và đang có xu hướng bị bê tông hóa.
+ Thiết kế tái sử dụng các cơ sở hạ tầng cũ. Tận dụng các tài nguyên sẵn có thể tạo thành không gian mới cho cư dân, giúp làm giảm sức ép về đất đai và môi trường đối với cảnh quan thiên nhiên.
+ Hướng tới mục tiêu cải thiện khu dân cư và hướng tới mục tiêu bình đẳng giới.
+ Xây dựng thành phố thông minh giúp khắc phục sự tác động của con người vào thiên nhiên, cải thiện môi trường sống trong lành. Ví dụ như: Bãi đỗ xe thông minh, thùng rác thông minh,...
+ Đa dạng hóa các phương thức vận tải, vận chuyển, máy móc thông minh, gần gũi với thiên nhiên và sức khỏe của con người.
Như vậy, với những thông tin chúng tôi chia sẻ trên đây chắc hẳn đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về khái niệm kiến trúc cảnh quan là gì và xu hướng phát triển của kiến trúc cảnh quan hiện nay. Hy vọng đã mang lại cho bạn đọc thêm nhiều kiến thức hữu ích. Chúc bạn đọc sức khỏe!
- Lưu ý khi thiết kế biệt thự phong cách cổ điển (22.05.2020)
- Cách tính chi phí thiết kế kiến trúc Chuẩn Nhất (19.10.2020)
- Kiến trúc bền vững là gì? Nguyên tắc thiết kế (02.08.2020)
- Art Nouveau là gì? Phong cách nghệ thuật Art Nouveau trong kiến trúc (22.08.2020)
- Kiến trúc Gothic là gì? Công trình mang đậm dấu ấn kiến trúc Gothic (23.08.2020)