Có không ít người lầm tưởng sửa nhà sẽ không cần xin giấy phép của cơ quan chức năng, đến khi bị phạt mới vỡ lẽ rằng không xin giấy phép sửa nhà là vi phạm Luật xây dựng. Vậy, sửa nhà không xin phép phạt bao nhiêu? Hãy cùng tìm hiểu để tránh bị “phạt oan” nhé.
Sửa nhà không xin phép phạt bao nhiêu đối với các trường hợp sửa chữa nhỏ bên trong?
Đối với các trường hợp sửa chữa nhỏ bên trong căn nhà như: Sơn sửa lại tường, thay gạch nền, gạch ốp chân tường,...nếu không xin giấy phép sửa nhà hoặc không được sự đồng ý của cơ quan chức năng mà gia chủ cố tình sửa chữa thiết kế bên trong căn nhà thì mức phạt tối đa có thể lên đến 40 triệu đồng.
Chính vì vậy, khi có nguyện vọng sửa lại nhà dù chỉ là các thiết kế nhỏ bên trong thì bạn cũng nên xin giấy phép trước khi động thổ để tránh bị mất khoản tiền không nhỏ chỉ vì lỗi không đáng.
Sửa nhà không xin phép phạt bao nhiêu đối với trường hợp sửa sang bên ngoài?
Với các trường hợp sửa sang bên ngoài khiến cho kết cấu, hình thức căn nhà bị thay đổi so với thiết kế ban đầu. Cụ thể như việc mở rộng thêm diện tích căn nhà, nối thêm phòng, “trồng” thêm tầng, mở rộng lan can,....nếu bạn cố tình không xin phép sửa nhà thì có thể chịu mức phạt tối đa lên đến 100 triệu đồng.
Đây là số tiền không hề nhỏ nên mọi người nên lưu ý, hãy đảm bảo việc sửa nhà cửa của mình được sự chấp thuận của cơ quan chức năng trước khi sửa hãy thực hiện.
Đối với các trường hợp tự ý sửa nhà không có giấy phép xây dựng
Trong trường hợp tự ý sửa chữa nhà cửa khi không có giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật sẽ được xem là vi phạm pháp luật. Đối với hành vi vi phạm này, gia chủ sẽ phải chịu mức phạt như sau:
+ Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với hành vi xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc xây dựng tại các công trình khác không thuộc các trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản này (Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP)
+ Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng đối với hành vi xây dựng nhà ở riêng lẻ không giấy phép tại đô thị.
+ Phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng đối với hành vi xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng hoặc lập dự án đầu tư xây dựng.
Ngoài ra, bạn còn phải chịu hình phạt bổ sung là tạm đình chỉ việc thi công xây dựng. Nếu bạn cố tình không dừng thi công thì sẽ bị cắt điện, cắt nước và cấm việc chở vật liệu xây dựng, cấm công nhân thi công trong vòng 60 ngày.
Sau khoảng thời gian này mà bạn vẫn chưa bổ sung được giấy phép thì sẽ bị phá dỡ công trình.
Đối với các trường hợp chủ nhà đã có giấy phép xây dựng nhưng không hợp pháp, tức là không đúng với công trình đang thi công. Cơ quan chức năng sẽ bắt buộc bạn phải phá bỏ các khu vực thi công không đúng trong giấy phép. Sau đó bạn mới tiếp tục được tiến hành sửa chữa các hạng mục đã được cấp phép.
>>>>>>>> Xem thêm: Ban công được đưa ra bao nhiêu?
Tất cả các quy định này đều đã được thể hiện rõ tại Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP. Bạn có thể tìm đọc hoặc truy cập internet để tìm hiểu kỹ hơn.
Hãy đảm bảo rằng công trình gia đình mình đang muốn phá dỡ, sửa chữa là đúng theo quy định của pháp luật trước khi thực hiện. Tránh mất tiền oan vì sự thiếu hiểu biết pháp luật.
Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên đây đã giúp bạn đọc trang bị cho mình thêm những kiến thức hữu ích về vấn đề “sửa nhà không xin phép phạt bao nhiêu?”. Nếu có điều gì thắc mắc hay cần tư vấn thêm thông tin liên quan đến việc xây dựng, sơn sửa chữa nhà cửa. Đừng ngại liên hệ lại cho chúng tôi theo số Hotline: 0902 775 668. Bạn sẽ được tư vấn hoàn toàn miễn phí.
- Quy hoạch 1/500 là gì? (19.07.2020)
- Thủ tục xin giấy phép xây dựng (19.07.2020)
- Ban công được đưa ra bao nhiêu? (19.07.2020)
- Quy định xây dựng nhà phố liền kề (22.07.2020)
- Nhà được xây mấy tầng? (22.07.2020)
- Thủ tục hoàn công nhà ở và quy trình thực hiện (04.08.2020)
- Thủ tục xin giấy phép sửa chữa nhà ở CHUẨN (23.10.2020)