Cách tính mật độ xây dựng và những điều cần biết về mật độ xây dựng sẽ được bật mí trong bài viết dưới đây. Hứa hẹn sẽ mang đến nhiều thông tin cần thiết cho quý khách.
Là một chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng với nhiều năm lăn lộn ngoài công trình, bằng những kinh nghiệm quý báu Kiến Trúc Hùng Gia Phát xin được giới thiệu đến quý khách những thông tin ngắn gọn nhưng bổ ích nhất về mật độ xây dựng trong bài viết này.
Cách tính mật độ xây dựng và tại sao cần phải tính mật độ xây dựng?
Có không ít câu hỏi được đặt ra xoay quanh chủ đề mật độ xây dựng, chúng có ý nghĩa như thế nào và vì sao cần quan tâm đến mật độ xây dựng khi khởi công một công trình nào đó. Sau đây chúng tôi sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc đó cho quý khách.
Mật độ xây dựng là gì ?
Khi xây dựng bất kỳ dự án công trình nào cũng dựa trên Bộ Quy chuẩn về kỹ thuật xây dựng và quy hoạch xây dựng và bộ Quy chuẩn về thiết kế nhà cao tầng và.
Theo đó, mật độ xây dựng được chia thành 2 loại: mật độ xây dựng thuần và mật độ xây dựng gộp. Có thể hiểu đơn giản như sau:
Mật độ xây dựng thuần: là tỉ lệ diện tích chiếm đất của ngôi nhà trên tổng diện tích lô đất của bạn. Không bao gồm diện tích chiếm đất của các tiểu cảnh trang trí, bể bơi, bể cảnh, sân thể thao ngoài trời (trừ sân tennis và sân thể thao cố định chiếm khối tích không gian trên mặt đất).
Mật độ xây dựng gộp: Là tỷ lệ diện tích chiếm đất của nhà trên tổng diện tích của toàn khu đất gồm: sân đường, không gian mở, khu cây xanh hoặc các khu vực không xây dựng của ngôi nhà trong khu đất đó.
Hệ số sử dụng đất là tỷ lệ giữa tổng diện tích sàn toàn ngôi nhà (không kể diện tích sàn của tầng hầm và tầng mái) với diện tích của toàn bộ lô đất.
Tại sao phải tính mật độ xây dựng?
+ Để cân bằng hệ sinh thái trong thiên nhiên, ta cần phải tính mật độ xây dựng.
+ Tính chính xác về mật độ xây dựng sẽ mang đến sự cân đối giữa các tòa nhà và cảnh quan xung quanh. Nhờ vậy không gian sống của con người được thoải mái, trong lành và gần gũi với thiên. Chính vì thế mật độ xây dựng của dự án có ảnh hưởng lớn đối với môi trường cũng như bầu không khí cư dân sinh sống.
Cách tính mật độ xây dựng
Có thể chia thành 2 cách tính đơn giản: mật độ xây dựng nhà ở và mật độ xây dựng công trình.
- Đối với mật độ xây dựng công trình:
Mật độ xây dựng = (Diện tích chiếm đất của công trình kiến trúc / Tổng diện tích lô đất xây dựng) x 100% (m2).
*Diện tích chiếm đất của công trình kiến trúc được tính theo hình chiếu bằng của công trình (trừ nhà phố, sân vườn).
- Đối với mật độ xây dựng nhà ở:
Trong đó:
- Nt: mật độ xây dựng của khu đất cần tính
- Ct: Diện tích khu đất cần tính
- Ca: Diện tích khu đất cận trên
- Cb: Diện tích khu đất cận dưới
- Na: Mật độ xây dựng cận trên trong bảng 1 tương ứng với Ca
- Nb: Mật độ xây dựng cận dưới trong bảng 1 tương ứng với Cb
Bảng tra cứu tham khảo về mật độ xây dựng cho các nhà phố riêng lẻ, biệt thự, nhà vườn.
Diện tích lô đất (m2/căn nhà) | <=50 | 75 | 100 | 200 | 300 | 500 | >=1000 |
Mật độ xây dựng tối đa(%) | 100 | 90 | 80 | 70 | 60 | 50 | 40 |
=> Tham khảo thêm: Kinh nghiệm sửa chữa nhà cấp 4 đẹp và tiết kiệm
Đơn vị thi công nhà đất uy tín, chất lượng - Kiến Trúc Hùng Gia Phát
Kiến Trúc Hùng Gia Phát là một công ty trẻ và năng động với chuyên môn và kinh nghiệm dày dặn của các chuyên gia thiết kế nhà và xây dựng các loại công trình như: nhà xưởng, nhà phố, nhà biệt thự,...Bên cạnh đó còn phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực xây dựng và sửa chữa - cải tạo nhà.
Đơn vị chúng tôi luôn tự hào vì được khách hàng tin tưởng trong suốt nhiều năm qua, khách cũ giới thiệu cách hàng mới vì chúng tôi luôn tạo ra công trình đẹp, chất lượng cao, tinh tế và có tính thẩm mỹ.
Bài viết Cách tính mật độ xây dựng do công ty Kiến Trúc Hùng Gia Phát gợi ý. Nếu quý khách có câu hỏi thắc mắc, hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin bên dưới.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
- Địa chỉ: 74/19 Trần Thái Tông - P.15 - Q. Tân Bình - TP.HCM
- Điện thoại: 0902 775 668
- Email: kientrucxaydung.hunggiaphat@gmail.com
Nguồn: https://kientruchunggiaphat.com/
- Lưu Ý Quan Trọng Khi Xây Dựng Nhà Vệ Sinh (15.12.2021)
- Cách Chống Thấm Tường Nhà Mới Xây (14.12.2021)
- Có nên xây nhà tiền chế để ở không? (10.12.2021)
- Hướng dẫn cách tính nhân công trong xây dựng Mới Nhất (21.10.2020)
- Các Thuật Ngữ thường dùng trong xây dựng (19.10.2020)
- Công trình dân dụng là gì? Cách phân loại chi tiết (19.09.2020)
- Diện tích sàn là gì? Cách tính diện tích sàn đạt hiệu quả (14.09.2020)
- Khái toán là gì? Cách tính CHUẨN NHẤT (12.09.2020)